Tin Mới Nhất

Wednesday, April 27, 2016

Nên làm gì khi trẻ chậm nói

Theo các nghiên cứu khoa học, trẻ em có sự thay đổi rõ rệt về khả năng ngôn ngữ mạnh nhất vào giai đoạn từ chín tháng đến năm tuổi. Vì vậy, việc phát hiện và tìm cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ sớm là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, bởi không chỉ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mà còn phát huy về mặt trí tuệ.
Phương pháp đơn giản có thể đưa bé ra ngoài chơi với các bạn cùn trang lứa, được ra ngoài chơi, tiếp xúc với người khác, trẻ có nhiều cơ hội phát triển ngôn ngữ.
Nên làm gì khi trẻ chậm nói

Một trong những biện pháp can thiệp hiệu quả hiện nay được nhiều chuyên viên âm ngữ trị liệu áp dụng là dùng hình ảnh (Pecs) như: tranh, ảnh chụp, ảnh vẽ, đĩa hình, ký hiệu… để trẻ nhận diện đồ vật, và tự chọn hình ảnh nào mình yêu thích. học thông qua hình ảnh sẽ giúp trẻ tập trung chú ý, lắng nghe, thực hành các kỹ năng sống căn bản, biết nhiều từ vựng… Pecs được sử dụng rộng rãi trên thế giới và là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy phát triển trí tuệ sớm ở trẻ bình thường nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng.
Đặc biệt, hiện nay Pecs được xem là công cụ thiết yếu hàng đầu trong việc can thiệp sớm cho trẻ chậm phát triển: chậm nói đơn thuần, chậm nói do tự kỷ, rối loạn cảm xúc, tổn thương não...
Tuy nhiên, để có những kết quả khả quan trên, phụ huynh phải kiên nhẫn hợp tác với chuyên viên y tế. Thực tế, nhiều phụ huynh bỏ cuộc, bởi họ nôn nóng, muốn tình trạng của con mình tiến triển nhanh, mà không biết rằng: sau khi giao tiếp được bằng mắt, bằng tay, trẻ mới giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Lưu ý: khi phát hiện con chậm nói, nên cho đi khám sớm, vì can thiệp càng sớm cơ hội trẻ hòa nhập với cuộc sống càng cao”.

Can thiệp sớm, hiệu quả cao

Bên cạnh đó, theo các bác sĩ, phụ huynh thấy con chậm nói, không nên tự điều trị bằng “mẹo”: dùng cá lóc sống đập vô hai đầu gối của trẻ đến khi con cá chết, bồng trẻ đi giật đồ ăn ngay trên miệng của người khác, hoặc đưa con đến “thầy bùa” để “làm phép”, bắt bé “mở miệng”. Những cách trên chỉ làm cho bé bị đau hoặc hoảng sợ, chứ không thể thay đổi được tình trạng chậm nói ở trẻ.
Để nhận diện trẻ bị rối loạn ngôn ngữ đơn thuần mà dân gian hay gọi là chậm nói với rối loạn ngôn ngữ do bệnh tự kỷ, chậm phát triển… phải quan sát cả quá trình phát triển của trẻ.
Ví dụ, giai đoạn tiền ngôn ngữ: khoảng hai-ba tháng trẻ đã biết hóng chuyện với âm thanh “u, ơ”; năm-sáu tháng biết phân biệt người lạ-quen; chín-mười tháng bập bẹ “ba ba”; 12 tháng biết chỉ tay vào đồ vật, người thân… và làm theo một số yêu cầu đơn giản; 12-18 tháng nói từ đơn và có khả năng hiểu khoảng 50 từ; 18 tháng đến hai tuổi biết ráp hai từ; ba tuổi đã biết nói câu dài bốn-năm từ trở lên, thuộc một vài bài hát và bốn tuổi đã biết kể chuyện…
Nói chung, nếu trẻ vẫn hiểu được lời nói, chỉ tay đúng đồ vật khi được hỏi “tai đâu, mắt đâu…” và thực hiện đúng những yêu cầu đơn giản như lấy nón, dép thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần.
Trẻ bị tự kỷ có những dấu hiệu đặc trưng: không chỉ tay, thích chơi một mình, hay ăn vạ, có thói quen bất di bất dịch... Nếu trẻ phát triển không đúng những mốc trên hay có các dấu hiệu của tự kỷ, phụ huynh nên đưa đi khám để xác định nguyên nhân và can thiệp sớm.
Them dõi Sức Khỏe - Mẹo Vặt để có thêm thông tin hữu ích khác nhé
Nguồn: Internet
Nên làm gì khi trẻ chậm nói
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 comments:

Post a Comment

Top