Ẩm thực Việt Nam luôn là nét văn hóa thú vị làm “mê mẩn” khách du lịch khi đến Việt Nam. Bên cạnh những món ăn quen thuộc dễ ăn và đã khá nổi tiếng trên thế giới như phở, cơm tấm, bánh mì thịt, bún bò, bánh xèo…
thì những món đặc sản mang đậm hương vị vùng miền lại được xem là một
thử thách dành cho các vị khách nước ngoài, thậm chí chính người dân bản
địa đôi khi cũng phải khiếp đảm khi ăn những món đặc sản có một không
hai này.
1. Trứng vịt lộn, trứng cút lộn
Trứng vịt lộn, trứng cút lộn là món ăn nằm hàng top trong danh sách 10 món ăn kinh dị nhất thế giới.
Người nước ngoài không thể tin được việc có thể ăn một con gia cầm khi
còn đang trong giai đoạn phôi thai và chưa phát triển hoàn chỉnh bằng
việc loại bỏ sự sống của nó ngay từ trong trứng. Ngược lại, đối với người dân Việt Nam thì trứng vịt, lộn và trứng cút lộn là một trong những món ăn bổ dưỡng và có cả giá khá bình dân.
2. Đuông dừa
Đuông
là một loại sâu sống trong thân cây dừa, mình tròn, màu trắng sữa.
Người ta có thể chế biến con đuông thành nhiều cách khác nhau như món
chiên, nướng, hấp lá chanh,… Nhưng món “đuông tắm mắm” lại được
xem là món ăn phổ biến và ngon nhất, vì theo người dân miền Tây thì
đuông được ăn khi còn sống sẽ giữ nguyên được hương vị ngọt, béo, thịt
thơm và dai.
Bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn mùi vị của món “đuông tắm mắm”
này nếu đủ can đảm ăn con đuông trong tình trạng chú đuông trắng nõn
nà, mập mạp, đang ngọ nguậy thân mình trong chén nước mắm ớt hấp dẫn.
3. Tiết canh
Với
quan niệm huyết tươi là loại thuốc bổ thần kì và bổ dưỡng, từ xa xưa
ông bà ta đã sáng chế ra việc làm ngưng tụ tiết tươi của các động vật
bằng nước mắm pha loãng hoặc muối nhạt và băm nhỏ cùng với thịt, sụn. Dù
tính chất bổ dưỡng đã được chứng minh,tuy nhiên đây là món ăn ngay cả
những người nước ngoài ở Việt Nam lâu năm cũng chưa hẳn đã dám ăn thử.
4. Thịt chuột
Thịt
chuột được xem là đặc sản của người dân thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ
và đồng bằng sông Cửu Long. Trái với một số nước Châu Phi ăn cả chuột
cống thì chuột dùng làm món ăn ở Việt Nam hầu hết là chuột đồng, bởi vì
chuột đồng thường ăn lúa nên thịt sạch, béo và có vị thơm tự nhiên chứ
không có mùi hôi thối như chuột cống.
Một só món ăn tuyệt ngon được chế biến từ chuột đồng như: khìa nước dừa, chuột đồng rang muối, xào sả ớt hay nướng chao…
5. Dơi
Dơi cũng được xem là món ăn khoái khẩu của dân nhậu miền Tây.
Họ phân biệt hai loại dơi chính là dơi sen và dơi quạ. Loại dơi sen có
màu lông chuột, dơi quạ là dơi đen và to con hơn. Theo lời truyền tụng
của người dân miền Tây thì hai loại dơi này đều xấu và hôi nhưng dơi bắt
được nếu ngửi càng hôi thì thịt lại càng thơm. Thịt dơi thường được chế
biến thành các món như: món dơi khìa nước dừa, cháo dơi, trộn gỏi bắp cải và thịt dơi cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt…
6. Côn trùng
Đây
là món ăn phổ biến mà dân tộc Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long khi ngồi
vào bàn nhậu thường dùng và họ cũng coi đây là đặc sản vùng miền của
mình. Đó là các loại ấu trùng, châu chấu, dế cơm, bọ xít, cào cào hay thậm chí là bọ cạp, …những loại con trùng này đều được chiên lên với những bí quyết tạo hương vị rất riêng và có mùi thơm rất hấp dẫn. Tuy nhiên người nước ngoài họ thường khiếp sợ khi được mời những món ăn này hơn là cảm giác hứng thú để thưởng thức.
7. Thắng cố
Thắng cố truyền thống của người H'Mông ở các vùng Bắc Hà, Mường Khương, Sa Pa - Lào Cai.
Nguyên liệu chính của món ăn này là từ thịt ngựa, nhưng sau được các
dân tộc khác cải biến thêm thịt trâu, bò, lợn. Món thắng cố là một nồi
thập cẩm bao gồm: thịt mông, thịt thủ, gan, tim, lòng… sau đó
xào lăn theo kiểu dùng chính mỡ có trong thịt để xào. Khi miếng thịt se
se cạnh, đổ thêm một ít nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng
tiếng đồng hồ. Món thắng cố đôi khi còn là món khó ăn với
nhiều người Việt nên sẽ thật sự là món ăn đầy thử thách đối với các vị
khách nước ngoài.
8. Pín các loại
Pín
là món được các quý ông rỉ tai nhau nhiều nhất trên các bàn nhậu, bởi
chúng được xem là thần dược cho các đôi vợ chồng trong chuyện “chăn gối”.
Ngẩu pín phổ biến nhất trong các quán nhậu ở Việt Nam thường dùng là
pín bò, bên cạnh đó còn có các món: ngọc dương, ngọc kê, pín ngựa hay
pín các loại động vật khác. Nhưng loại thần dược này chỉ là những lời
truyền miệng, về công dụng thật sự của nó ra sao thì vẫn còn khá mơ hồ.
9. Chuột bao tử
Món
chuột bao tử cũng là món ăn rất được các quý ông ưu ái, vì nó cũng được
truyền tụng rằng là món ăn bồi bổ sinh lực. Khi mùa gặt kết thúc cũng
là lúc chuột đồng vào hang đẻ trứng, thời điểm này những người dân bắt
đầu mang cuốc, rơm rạ khô ra đồng hun khói để bắt những còn “chuột chửa” về chế biến món ăn. Trong đó món “chuột bao tử nướng lá lốt” là món ăn phổ biến nhất được chế biến từ chuột bao tử.
Những con chuột được lôi ra từ bụng chuột mẹ rồi thả vào nồi nước, tiếp đó vớt ra để ráo nêm nếm gia vị: sả, mì chính, riềng, muối, tiêu… rồi đem cuộn với lá lốt.
Đặc biệt, công đoạn nướng đòi hỏi phải kiên trì vì thời gian tối thiểu
để cho chuột bao tử chín ít nhất là một tiếng đồng hồ thì thịt mới thơm
và giòn.
10. Rượu thuốc
Rượu
thuốc hay rượu dân tộc là tên gọi chung chỉ các loại rượu ngâm rất phổ
biến trong hệ thống đồ uống của ẩm thực Việt Nam truyền thống. Rượu
thường làm bằng rượu trắng nồng độ cao ngâm với các nguyên liệu thảo
dược hoặc động vật có dược tính theo các phương pháp cổ truyền. Người Việt Nam
cực kỳ ưa chuộng loại rượu này. Mặc dù người nước ngoài dù rất thích
uống rượu nhưng có khá ít người chịu nổi mùi vị của loại rượu đặc biệt
này.
0 comments:
Post a Comment