Có
những bức ảnh đã trường tồn qua bao thập kỷ như một minh chứng hùng hồn
cho giá trị cũ của thời đại trước. Để rồi mỗi lần nhìn lại, ta chợt bồi
hồi nghĩvề những gì đã qua, thấy tâm hồn như quay ngược thời gian, trở
về với một khung trời bình yên cách đấy hằng trăm năm về trước. Ở đó
ta gặp những câu chuyện, nghe về những nếp sống, những phong tục tập
quán và cả những vẻ đẹp kiến trúc, con người của một thời xưa cũ.
Đó là cảm nhận của nhiều người khi tận mắt chiêm ngưỡng những bức ảnh chụp miền Bắc Việt Nam từ trước những năm 1915.
Đã 100 năm trôi qua từ thời khắc ấy nhưng những gì diễn ra trong ảnh
cũng dễ khiến người ta mường mượng ra một câu chuyện mang tính kết nối
đến muôn đời.
Những con phố cổ ngày xưa
Một bức ảnh chụp phố Paul Bert năm 1914 – 1915, mà nay người ta gọi là phố Tràng Tiền. Con phố này ngày xưa được đặt theo tên của một nhà động vật học, sinh vật học và chính trị gia người Pháp: Paul Bert.
Hình ảnh về phố Hàng Gai trong dịp Tết trung thu 1915,
nơi có những của hàng nhỏ vừa bán đồ thờ, mâm đồng, đèn ống, khuôn ván,
mõ gỗ.... vừa tiện những ra những đồ vật nhỏ xinh dành cho trẻ em.
Nếp sống một thời
Một cô gái đang ngồi ăn trầu, một trong những hình ảnh khá quen thuộc của xã hội Việt Nam những năm 1915. Miếng
trầu là một hình tượng của văn hóa và con người Việt Nam, tượng trưng
cho tình cảm dân tộc độc đáo và để ghi nhớ công ơn sinh thành của các
thế hệ đi trước.
Hoạt động nhộn nhịp của một chợ gạo vùng quê năm 1973, với những người phụ nữ chân chất, tay bưng thúng, đầu đội nón lá, đang mua bán nguồn lương thực chính cho cả gia đình.
Hình ảnh thầy đồ ngồi viết câu đối trên phố, một hình ảnh quen thuộc trong dịp tết của người miền Bắc. Dường như xin chữ thầy đồ ngày tết đã trở thành một truyền thống dân gian từ xa xưa
với ước mong con cháu được học hành và làm ăn phát đạt. Để tới tận bây
giờ,phong tục ấy vẫn còn còn tồn tại nhưng đã và đang dần bị mai một đi
theo năm tháng.
0 comments:
Post a Comment