Nồi nhôm dùng trong nấu nướng là một sự lựa chọn sai lầm. Nhôm là loại phân tử có hoạt tính cao, nhất là khi nhôm phải chịu nhiệt, nếu còn gặp thêm thức ăn có tính chua và kiềm sẽ gây nên những phản ứng hóa học, khi đi vào cơ thể người sẽ gây nên những hậu quả khôn lường về sức khỏe.
Cảnh báo độc hại khi sử dụng nồi nhôm
Nhôm khi đựng những loại thức ăn có tính axit, chất kiềm, muối thì sẽ sinh ra phản ứng hóa học, bởi bản thân nó không chịu được những chất có tính ăn mòn. Khi có phản ứng hóa học, các chất đó đi vào cơ thể và đó là nguyên nhân gây nên bệnh ngớ ngẩn ở người.
Không nên đựng thức ăn, cơm, canh, rượu, những thức ăn có mì chính,… không chỉ trong nồi nhôm mà còn trong tất cả các dụng cụ làm bằng nhôm. Không nên đánh trứng trong bát nhôm, khi đó lòng đỏ trứng sẽ biến thành màu xanh lục, lòng trắng biến thành màu xám.
Nguyên tố nhôm có thể ức chế tiêu hóa đối với việc hấp thu chất phốtpho, đảo lộn sự chuyển hóa chất phốtpho trong cơ thể, phá hoại hoạt tính của dung môi albumin của dạ dày, dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe,làm cho người chóng già, sinh ra đứa trẻ kém thông minh, người cao tuổi bị lẫn.
Theo Bộ Y tế thì hàm lượng chì có trong nhôm tái chế là 7mg/kg. Nếu lượng chì vượt quá sẽ là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ quá nhiều sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa sẽ gây ngộ độc cấp tính.
Trong quá trình tái chế nhôm thường bị độn thêm nhiều hóa chất, phụ gia độc hại khác nên rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa mạnh.
Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng như suy thoái não, hay dị hình xương. Đặc biệt, có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như: mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của con người, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan,...
Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng.
Sử dụng nồi thủy tinh thay thế cho nồi nhôm
Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân chị em nội trợ nên chọn nồi thủy tinh để thay thế cho nồi nhôm. So với nồi nhôm, nồi thủy tinh có trọng lượng nặng hơn rất nhiều, đây chính là ưu điểm bảo vệ thức ăn khỏi cháy xém và đảm bảo nguồn dinh dưỡng không bị bốc hơi trong quá trình chế biến.
Nồi thủy tinh chịu được nhiệt độ cao cũng như khả năng chịu được sốc nhiệt tốt. Chính vì vậy chị em có thể yên tâm nấu nướng mà không sợ vỡ, khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột đối với nồi thủy tinh cũng không hề hấn gì.
Nồi thủy tinh dễ chùi rửa, có thể dùng được trong máy rửa chén rất tiện lợi. Sử dụng nồi thủy tinh chính là bảo vệ sức khỏe cả gia đình khi mà nồi không bám màu, bám mùi thức ăn, được sản xuất từ nguyên liệu thủy tinh tuyệt đối an toàn. Lựa chọn nồi thủy tinh là thể hiện sự khôn ngoan của phụ nữ hiện đại.
0 comments:
Post a Comment